Khi bị đau mắt đỏ, ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, nhiều người thường được khuyên sử dụng nước muối để nhỏ mắt, nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, liệu việc này có thực sự phù hợp không? Mời bạn cùng Avisla theo dõi bài viết dưới đây.
Đau mắt đỏ có nên nhỏ nước muối rửa mắt ?
Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt bao phủ bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi.
Triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
- Đỏ mắt: Lòng trắng mắt hoặc kết mạc mi đỏ lên.
- Ngứa mắt: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Chảy nước mắt: Mắt liên tục chảy nước mắt.
- Tiết dịch/ghèn: Mắt có thể tiết nhiều dịch hoặc ghèn, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Cộm mắt: Cảm giác cộm như có sạn trong mắt.
- Sưng mí mắt: Mí mắt có thể bị sưng nề.
- Mờ mắt: Thị lực có thể bị giảm sút tạm thời.
- Đau họng, sốt nhẹ: Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng này.
Bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
- Tiếp xúc trực tiếp: Chạm tay vào mắt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào mắt người khác.
- Dịch tiết: Dịch tiết từ mắt bệnh bắn vào mắt người khác.
- Dụng cụ cá nhân: Dùng chung khăn mặt, gối, đồ trang điểm…
- Bể bơi: Nước bể bơi có thể chứa virus gây bệnh.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Dưới đây là các phương pháp điều trị cho từng loại:
Đau mắt đỏ do vi khuẩn
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Thường được sử dụng vào ban đêm để kéo dài hiệu quả điều trị.
- Giữ vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mắt hàng ngày để loại bỏ dịch tiết.
Đau mắt đỏ do virus
- Không cần dùng kháng sinh: Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi sau 1-2 tuần.
- Thuốc nhỏ mắt làm dịu: Sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa kháng sinh để giảm triệu chứng như đỏ, ngứa và rát mắt.
- Giữ vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước muối sinh lý để giảm dịch tiết và giữ sạch mắt.
- Tránh lây lan: Rửa tay thường xuyên, không chạm vào mắt và sử dụng khăn riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.
Đau mắt đỏ do dị ứng
- Thuốc kháng histamine: Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống kháng histamine để giảm triệu chứng dị ứng.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Thuốc nhỏ mắt chứa NSAIDs giúp giảm viêm và đau mắt.
- Tránh tác nhân gây dị ứng: Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc,…

Điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Đau mắt đỏ có nên nhỏ nước muối rửa mắt không?
Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn nên nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để rửa mắt khi bị đau mắt đỏ.
Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) là gì?
Nước muối sinh lý, hay còn gọi là dung dịch natri clorua 0.9%, là một dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với dịch trong cơ thể người (máu, nước mắt…). Điều này có nghĩa là nó không làm thay đổi thể tích tế bào khi tiếp xúc, giúp tránh gây kích ứng hoặc tổn thương.
Thành phần:
- Natri clorua (NaCl): 9 gam
- Nước cất: 1 lít
Đặc điểm của nước muối sinh lý
- Đẳng trương: Áp suất thẩm thấu tương đương với dịch cơ thể.
- Vô trùng: Được sản xuất trong môi trường vô trùng tuyệt đối.
- Không màu, không mùi: Không gây khó chịu khi sử dụng.
- An toàn: Không gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách.
Tác dụng của nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý giúp vệ sinh mắt, mũi, họng bằng cách rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn và dị nguyên, đồng thời làm dịu niêm mạc và giảm các triệu chứng khó chịu như khô, ngứa, rát.
Đối với bệnh nhân bị đau mắt đỏ, việc có nhiều dử mắt gây khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt hàng ngày giúp rửa trôi mầm bệnh, loại bỏ dử mắt, làm ẩm và làm dịu bề mặt nhãn cầu. Do đó, việc sử dụng nước muối sinh lý trong trường hợp bị đau mắt đỏ mang lại hiệu quả đáng kể.
Những người chưa bị bệnh cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt nếu nghi ngờ có tiếp xúc với người mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về loại nước muối nào do công ty dược nào sản xuất để đảm bảo an toàn cho mắt.
Lưu ý: Không nên lạm dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người có bệnh lý đặc biệt.
Có thể dùng loại nước muối khác để nhỏ mắt không?
Ngoài nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), có một số loại nước muối khác cũng có thể dùng để rửa mắt, tuy nhiên cần thận trọng và lưu ý những điểm sau:
Nước muối biển sâu
Nếu được sản xuất và đóng gói đảm bảo vô trùng, nước muối biển sâu có thể dùng để rửa mắt. Nồng độ muối của nó thường cao hơn nước muối sinh lý, nên có thể gây kích ứng nhẹ cho mắt nhạy cảm. Cần kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo hướng dẫn.
Nước muối đẳng trương khác
Bạn có thể sử dụng nước muối đẳng trương để nhỏ mắt nếu được sản xuất bởi các hãng dược phẩm uy tín và ghi rõ là “nước muối nhỏ mắt” hoặc “nước muối đẳng trương” trên bao bì. Cần kiểm tra kỹ thành phần để đảm bảo không chứa chất bảo quản gây kích ứng mắt.
Trong số các sản phẩm nước muối nhỏ mắt trên thị trường hiện nay, sản phẩm thuốc nhỏ mắt Avisla với thành phần chính là NaCl tinh khiết đạt tiêu chuẩn chuyên biệt dành riêng cho thuốc nhỏ mắt, đã và đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm còn được bổ sung Borneol, một thành phần tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và làm dịu mắt, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như mỏi mắt, ngứa mắt, khô mắt nhanh chóng.
Tuyệt đối KHÔNG NÊN sử dụng
- Nước muối tự pha: Nước muối dùng để rửa mắt cần tuyệt đối vô trùng. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý pha nước muối để rửa mắt, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
- Nước muối không rõ nguồn gốc: Không rõ thành phần và độ vô trùng, có thể gây hại cho mắt.

Tuyệt đối không nên sử dụng nhỏ mắt bằng nước muối tự pha hoặc nước muối không rõ nguồn gốc
Cách rửa mắt bằng nước muối khi bị đau mắt đỏ
Rửa mắt bằng nước muối là bước chăm sóc quan trọng nhất giúp giảm tiết dử mắt, làm mắt thông thoáng và mau hồi phục. Việc rửa mắt sẽ dễ dàng hơn nếu có người hỗ trợ, vì vậy bạn có thể người người thân giúp đỡ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Chuẩn bị:
- Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) dạng nhỏ mắt hoặc chai nhỏ.
- Bông gòn hoặc gạc y tế sạch.
- Khăn sạch.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa tay sạch
Trước và sau khi thực hiện việc rửa mắt, người bệnh cần rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng.
Bước 2: Chuẩn bị nước muối
Nếu dùng chai nhỏ, đổ một ít nước muối ra chén nhỏ sạch. Nếu dùng dạng nhỏ mắt, mở nắp và giữ lọ cách xa mắt để tránh nhiễm khuẩn.
Bước 3: Nhỏ mắt
Nghiêng đầu về phía mắt cần rửa, kéo nhẹ mi mắt dưới xuống và nhỏ 1-2 giọt nước muối vào túi kết mạc (khoảng trống giữa mi mắt dưới và nhãn cầu). Nhắm mắt và xoay nhẹ nhãn cầu để nước muối lan đều khắp bề mặt mắt.
Lưu ý quan trọng là không được để đầu lọ thuốc chạm vào mắt, nhằm tránh sự lây nhiễm chéo từ mắt này sang mắt kia. Nên rửa mắt bị nhẹ trước, sau đó mới rửa mắt bị nặng để tránh lây nhiễm từ mắt bị nhiễm trùng nặng sang mắt còn lại.
Bước 3: Lau mắt
Khi rửa mắt, cần sử dụng gạc y tế hoặc khăn sạch để lau nước chảy ra từ đuôi mắt. Tránh để nước từ mắt chứa virus, vi khuẩn gây bệnh chảy ra, vì điều này có thể làm lây lan bệnh cho người khác.
Bước 4: Lặp lại: Thực hiện tương tự với mắt còn lại.
Bước 5: Rửa lại tay: Rửa tay sạch lại sau khi rửa mắt.
Sau khi hoàn tất việc rửa mắt, dùng gạc y tế sạch lau khô dử mắt còn sót lại. Việc này không chỉ giúp mắt sạch sẽ mà còn tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Hãy đảm bảo tuân thủ các bước trên để việc rửa mắt bằng nước muối đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện đúng cách bước rửa mắt bằng nước muối sẽ hỗ trợ giảm đau mắt đỏ nhanh chóng
Những lưu ý giúp bệnh đau mắt đỏ mau hồi phục và hạn chế lây lan
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần đeo khẩu trang ngay cả khi ở nhà, hạn chế tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế lây lan:
- Sử dụng nước muối theo chỉ định: Nước muối chỉ có tác dụng phòng tránh bội nhiễm, không chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi nhỏ nước muối.
- Khám bác sĩ khi cần thiết: Nếu thấy bệnh đau mắt đỏ diễn biến nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: Không dùng chung khăn mặt, gối, ly, chén… với người khác để ngăn ngừa lây lan bệnh.
- Không sử dụng lại thuốc cũ của người khác: Sử dụng thuốc cũ có thể không đảm bảo vệ sinh và hiệu quả điều trị.
- Nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Nghỉ làm, nghỉ học, ngưng sử dụng máy tính, laptop, điện thoại thông minh, tivi để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý: Điều này giúp tránh hiện tượng chói mắt và chảy nước mắt, hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Hạn chế ra ngoài: Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang và kính râm để bảo vệ mắt khỏi bụi, gió và các tác nhân gây hại khác.
- Tránh tiếp xúc với các loại khói: Khói nhang, khói bếp, khói than củi, khói xe… dễ gây kích thích và khó chịu cho mắt.
- Tránh bơi lội và tiếp xúc với nước bẩn: Bệnh nhân không được bơi lội trong thời gian điều trị bệnh và tránh các nguồn nước bẩn, hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt dính vào mắt.
- Lấy dử mắt đúng cách: Nên lấy dử mắt, ghèn mắt ngay khi còn ướt để tránh đau đớn khi khô lại.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Không dụi mắt bằng tay, không đưa tay lên mũi và miệng để tránh lây lan bệnh.
- Tăng cường sức đề kháng: Uống nước cam, chanh và ăn sữa chua để tăng sức đề kháng. Bổ sung chất dinh dưỡng từ hoa quả tươi, rau xanh giàu vitamin và khoáng chất.
- Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, người bệnh đau mắt đỏ có thể giúp mắt mau hồi phục và hạn chế lây lan bệnh cho người khác.
Cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị và chăm sóc để mắt nhanh hồi phục và sáng khỏe
Hy vọng bài viết ‘’Đau mắt đỏ có nên nhỏ nước muối rửa mắt không?’’ đã cung cấp nhiều thông tin sức khỏe giá trị. Nếu có thắc mắc nào về bệnh đau mắt đỏ, vui lòng liên hệ hotline để được dược sĩ tư vấn chi tiết.