Bệnh chảy nước mắt thường xuyên, hay còn gọi là chảy nước mắt sống là tình trạng gây khó chịu và lo lắng cho nhiều người. Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là do tắc lệ đạo. Vậy tắc lệ đạo là gì? Cách điều trị bệnh lý chảy nước mắt do tắc lệ đạo như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Lệ đạo và tắc lệ đạo là gì?
Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt từ mắt xuống mũi, bao gồm các cấu trúc như:
- Điểm lệ: Lỗ nhỏ nằm ở góc trong của mí mắt trên và dưới, nơi nước mắt bắt đầu chảy vào lệ đạo.
- Ống lệ: Ống nhỏ nối điểm lệ với túi lệ.
- Túi lệ: Túi nhỏ nằm ở góc trong của hốc mắt, nơi nước mắt được thu thập từ ống lệ.
- Ống lệ mũi: Ống nối túi lệ với mũi, giúp dẫn nước mắt xuống mũi.

Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ, giúp làm ẩm và bảo vệ mắt, cũng như nuôi dưỡng giác mạc. Phần lớn nước mắt bốc hơi trên bề mặt nhãn cầu, phần còn lại chảy xuống mũi qua lệ đạo.
Tắc lệ đạo (dacryostenosis) xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Kết quả là nước mắt không thể xuống mũi bình thường, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống liên tục.
Bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Khoảng 20% trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạo bẩm sinh, nhưng tình trạng này thường tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Ở người lớn, tắc lệ đạo có thể do nhiễm trùng mắt, sưng nề, chấn thương hoặc khối u gây ra.
Một trong những biến chứng hay gặp của tắc lệ đạo là viêm túi lệ mãn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt kèm theo chảy nhầy mủ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe túi lệ và thậm chí dẫn đến tình trạng dò mủ ra ngoài da.
Triệu chứng của bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo
Bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo
- Chảy nước mắt liên tục: Đây là triệu chứng nổi bật nhất của tắc lệ đạo. Nước mắt chảy ra quá nhiều, không kiểm soát được, khiến mắt luôn ướt và khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
- Ghèn mắt nhiều: Do nước mắt ứ đọng và không thoát xuống mũi được, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và gây ra ghèn mắt. Ghèn mắt thường có màu vàng hoặc xanh, dính và đặc, có thể làm dính mí mắt vào buổi sáng.
- Mắt đỏ và kích ứng: Nước mắt ứ đọng có thể gây kích ứng mắt, làm mắt đỏ và khó chịu.
- Mắt sưng và đau: Trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng, túi lệ có thể bị viêm và sưng lên, gây đau nhức ở góc trong của mắt.
- Mờ mắt: Nước mắt chảy quá nhiều có thể làm mờ tầm nhìn tạm thời.
- Nhiễm trùng mắt tái phát: Tắc nghẽn lệ đạo tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng mắt tái phát.
Triệu chứng trong trường hợp tắc lệ đạo cấp tính
- Chảy nước mắt, có thể có mủ hoặc không.
- Đau nhức vùng túi lệ, càng tăng khi liếc mắt, thường đi kèm với sưng, nóng, và đỏ vùng túi lệ.
- Túi lệ bị giãn và lan rộng phía dưới hoặc một phần phía trên. Trong các trường hợp nặng hơn, có thể gây áp xe túi lệ.
- Ở giai đoạn muộn, có thể gây ra rò mủ ra ngoài da, đôi khi đi kèm với sốt, mệt mỏi và sưng hạch trước tai.
Triệu chứng trong trường hợp tắc lệ đạo mạn tính
- Biểu hiện chảy nước mắt và tiết mủ, có thể là mủ nhầy hoặc mủ đặc, có thể dính vào mi mắt và gây viêm kết mạc.
- Vùng túi lệ thường có khối nề, căng, khi ấn vào có thể mủ nhầy trào ra ở góc trong mắt.
- Bơm lệ đạo: Nước mắt chảy ra qua lỗ lệ đối diện thường đi kèm với mủ nhầy.
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạo bẩm sinh thường có các triệu chứng như:
- Chảy nước mắt liên tục từ một hoặc cả hai mắt.
- Ghèn mắt màu vàng hoặc trắng, đôi khi có thể dính chặt mí mắt vào buổi sáng.
- Mắt đỏ và sưng nhẹ.
Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chuyên gia y tế thăm khám và đưa hướng điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo
Cách điều trị tắc lệ đạo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và được điều chỉnh bởi các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Trường hợp chảy nước mắt do tắc lệ đạo bẩm sinh
Khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt bất thường, ba mẹ nên đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh nguy hiểm khác như glôcôm bẩm sinh hay viêm nội mắt.
Phương pháp điều trị đơn giản nhất khi bị chảy nước mắt do tắc lệ đạo bẩm sinh là massage vùng góc trong mắt nơi có túi lệ, kết hợp với sử dụng kháng sinh nhỏ mắt. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về cách massage vùng góc trong mắt để giúp phát triển màng mỏng của bé.
Nếu sau khi bé được 2-3 tháng tuổi mà áp dụng phương pháp massage vẫn không khỏi, bác sĩ có thể thực hiện bơm rửa và thông lệ đạo để giúp nước mắt lưu thông tốt xuống mũi. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc thông lệ đạo thường hiệu quả nhất khi trẻ khoảng từ 4-6 tháng tuổi. Sau 1 năm tuổi, kết quả điều trị thông lệ đạo sẽ giảm đáng kể.
Người lớn và trường hợp tắc lệ đạo mạn tính
Đối với người lớn, bệnh chảy nước mắt do viêm tắc lệ đạo thường xảy ra sau các biến chứng như viêm nhiễm kéo dài tại mắt, chấn thương, bỏng, hoặc do các quá trình khác gây nên.
Với những trường hợp không rõ nguyên nhân này, phương pháp điều trị thông lệ đạo thường được áp dụng. Đây là quy trình đưa một que thông qua lệ đạo để thông khí và loại bỏ các chất ứ đọng gây tắc.
Nếu tắc lệ đạo do viêm hoặc mô sẹo, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp đặt ống, đưa một dây ống nhỏ vào lệ đạo để duy trì thông khí.

Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng trong những trường hợp tắc lệ đạo tiến triển nghiêm trọng. Phương pháp này hiệu quả đối với cả trẻ nhỏ bị tắc lệ đạo bẩm sinh.
Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm tạo đường thông nối giữa túi lệ và mũi, đặt ống trong và duy trì trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Sau phẫu thuật, cần sử dụng thuốc co mạch mũi và kháng sinh để phòng ngừa viêm nhiễm.
Phòng ngừa bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo
Để giảm nguy cơ phát triển tắc lệ đạo, bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau
- Vệ sinh mắt thường xuyên: Lau mắt bằng bông gòn hoặc gạc y tế sạch thấm nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước ấm đun sôi để nguội, từ khóe mắt ra đuôi mắt. Vệ sinh mắt mỗi ngày 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào thấy có ghèn mắt hoặc chảy nước mắt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm thuốc nhỏ mắt Avisla để vệ sinh mắt và phòng ngừa các bệnh đau mắt hay gặp. Sản phẩm có thành phần chính là NaCl tinh khiết, sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn GMP-WHO bởi tập đoàn Meracine uy tín 20 năm trên thị trường nên vô cùng an toàn.
- Đặc biệt, sản phẩm được bổ sung Borneol, với khả năng chống viêm nhẹ và làm dịu mắt.
- Avisla được Tránh các yếu tố kích thích: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường. Tránh dụi mắt. Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người khác.
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt và mũi: Điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm mắt mũi như viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm mũi, viêm xoang… để tránh lây lan sang hệ thống lệ đạo.
- Khám mắt định kỳ: Thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ nước mỗi ngày để giúp mắt luôn được giữ ẩm. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3 để bảo vệ sức khỏe mắt. Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh chảy nước mắt do tắc lệ đạo gây ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị kịp thời.